Ngày 8/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 22/5/2020. Theo đó, người dân sẽ được cấp bản sao điện tử từ sổ gốc và chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
>> Dịch vụ công kho bạc nhà nước: Hướng dẫn đăng ký sử dụng và ký số cho doanh nghiệp
>> Sử dụng chữ ký số để phát hành hóa đơn điện tử như thế nào? Những rủi ro và cách khắc phục
>> 6 Lý do chữ ký số MISA eSign là lựa chọn tốt nhất dành cho doanh nghiệp
>> Tổng hợp các quy định về chữ ký số mà doanh nghiệp, kế toán cần nắm rõ
Một trong những điểm đáng chú ý tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP là việc người dân được yêu cầu cơ quan chức năng cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, bản chính các giấy tờ pháp lý thay cho bản sao bằng giấy như hiện nay.
Theo đó, bản sao điện tử là bản chụp dưới dạng điện tử từ bản chính hoặc tập tin có nội dung ghi đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc, bản chính dạng văn bản giấy.
Theo điều 10 Nghị định 45/2020/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân tùy theo nhu cầu sẽ được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử đối với các loại giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu trữ, kết nối, chia sẻ với:
- Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Cổng dịch vụ công
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
Để thực hiện Nghị định này, cơ quan nhà nước sẽ cấp bản sao điện tử theo 2 cách như sau:
Cách 1: Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc. Trong trường hợp này, cơ quan đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu.
Bản sao điện tử sẽ được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Cách 2: Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Với trường hợp này, thủ tục cấp bản sao điện tử sẽ được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Tương tự, bản sao điện tử sẽ được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy cũng có giá trị sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Như vậy, từ ngày 22/5/2020, người dân có thể thông qua 2 cách trên để được cấp bản sao điện tử từ bản chính sổ gốc, các loại giấy tờ pháp lý. Có thể thấy, sự ra đời của Nghị định này là một trong những giải pháp mới nhằm đơn giản hóa các thao tác, thủ tục hành chính cồng kềnh và hướng tới một tương lai mà công nghệ trở thành xu thế dẫn đầu trong dịch vụ công.
Hiện nay MISA đang trong lộ trình nghiên cứu và phát triển chữ ký số từ xa, khách hàng có nhu cầu quan tâm xin vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại đây:
>> Dịch vụ công kho bạc nhà nước: Hướng dẫn đăng ký sử dụng và ký số cho doanh nghiệp
>> Sử dụng chữ ký số để phát hành hóa đơn điện tử như thế nào? Những rủi ro và cách khắc phục
>> 6 Lý do chữ ký số MISA eSign là lựa chọn tốt nhất dành cho doanh nghiệp
>> Tổng hợp các quy định về chữ ký số mà doanh nghiệp, kế toán cần nắm rõ