Kiến thức Hướng dẫn Thông tư 01 chữ ký số trên văn bản điện...

Hướng dẫn Thông tư 01 chữ ký số trên văn bản điện tử đúng chuẩn

19736

Nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chữ ký số nhưng không nắm rõ cách ký số trên văn bản điện tử sao cho chính xác với quy định của pháp luật. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, MISA eSign sẽ hướng dẫn doanh nghiệp và kế toán cách sử dụng mẫu chữ ký số trên văn bản điện tử đúng chuẩn theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

>> Cách sử dụng chữ ký số USB Token từ A-Z hiệu quả nhất
>> Chữ ký số điện tử là gì? Quy định và cách đăng ký sử dụng
>> Cơ chế bảo mật của phần mềm chữ ký số an toàn nhất như thế nào?

Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ được ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không thuộc nhà nước được khuyến khích thực hiện theo các quy định áp dụng trong Thông tư này.

ký số trên văn bản điện tử

1. Về hình thức và thông tin hiển thị của chữ ký số trên văn bản điện tử

1.1. Mẫu chữ ký số cho tổ chức

mau chu ky so dien tu trong to chuc

Mẫu chữ ký số của tổ chức

  • Hình ảnh chữ ký số: Hình ảnh đại diện cho chữ ký số doanh nghiệp phải là mẫu con dấu màu đỏ của doanh nghiệp. Dù là hình ảnh nhưng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với con dấu, nên kích thước hình ảnh đại diện phải bằng với kích thước thật của con dấu ở ngoài đời và được lưu dưới định dạng đuôi .png (Portable Network Graphics).
  • Thông tin chữ ký số: Chữ ký số hợp lệ phải hiển thị đầy đủ tên doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan, thời gian ký (ghi cụ thể ngày tháng năm, giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601).

1.2. Mẫu chữ ký số cho cá nhân trong tổ chức

mau chu ky so cho ca nhan trong to chuc

Mẫu chữ ký số của cá nhân trong tổ chức

  • Pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì ký bằng chữ ký số của cá nhân.
  • Dùng trong các giao dịch của tổ chức theo phân công chức năng quyền hạn của tổ chức.

1.3. Mẫu chữ ký số cho cá nhân

mau chu ky so cho ca nhan 3

Mẫu chữ ký số của cá nhân

  • Hình ảnh chữ ký số: Hình ảnh đại diện cho chữ ký số của mỗi cá nhân là chữ ký tay của người ký, có màu xanh, được lưu và hiển thị dưới định dạng đuôi .png.
  • Thông tin chữ ký số: Chữ ký số cá nhân không yêu cầu thông tin của người ký nên chỉ cần hiển thị hình ảnh chữ ký hợp lệ là có thể sử dụng được.

1.4 Mẫu chữ ký số hợp lệ

Chữ ký số hợp lệ là khi bấm vào chữ ký số trên văn bản sẽ hiển thị thông tin chi tiết như sau:

mau chu ky so hop le


2. Về vị trí của chữ ký số trên văn bản điện tử

Đối với chữ ký số cá nhân, cách thức ký sẽ đơn giản tương tự như khi ký trên văn bản giấy. Người dùng có trách nhiệm đặt chữ ký số tại vị trí được yêu cầu ký bằng thẩm quyền của mình.

Còn đối với chữ ký số doanh nghiệp, vị trí của chữ ký số cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:

  • Đối với văn bản nhận (văn bản đến) dưới dạng điện tử đã được ký số bởi bên phát hành văn bản, doanh nghiệp, cơ quan sẽ không cần phải ký số.
  • Đối với văn bản nhận là dạng giấy nhưng được điện tử hóa thành văn bản số thì doanh nghiệp, cơ quan sẽ ký số ở góc trên bên phải tại trang đầu tiên của văn bản.
  • Đối với văn bản gửi (văn bản đi) có đầy đủ chữ ký số cá nhân của lãnh đạo lẫn chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký đè lên 1 khoảng có tỷ lệ bằng 1/3 chữ ký số cá nhân của lãnh đạo về phía bên trái.
  • Đối với văn bản gửi được điện tử hóa từ văn bản giấy đã có chữ ký tay của lãnh đạo và con dấu của cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký ở góc trên cùng bên tay phải của trang đầu tiên trong văn bản.
ký số trên văn bản điện tử
Mẫu các chữ ký số trong từng trường hợp

Xem thêm:

3. Quy trình ký số trên văn bản điện tử

3.1. Đối với văn bản gửi

– Mọi văn bản mà doanh nghiệp, cơ quan gửi đi phải được ký số trước khi đăng ký vào Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.

– Nếu văn bản gửi là văn bản điện tử thì phải có đầy đủ đồng thời cks cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp/cơ quan và chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan đó. Còn nếu văn bản gửi là văn bản giấy được điện tử hóa thì chỉ cần có chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan phát hành văn bản.

– Chữ ký số được ký trên văn bản phải đảm bảo chính xác về mặt hình thức và thông tin như đã hướng dẫn trong mục 1 phía trên.

Lưu ý: Thời gian hiển thị trên chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan phải trùng khớp với thời gian mà văn bản được ban hành.

3.2. Đối với văn bản nhận

– Mọi văn bản mà doanh nghiệp, cơ quan nhận được phải được ký số trước khi đăng ký vào Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành.

– Các cơ quan, đơn vị địa phương có quyền không tiếp nhận các văn bản điện tử chưa được ký số theo quy định. Đồng thời phải có trách nhiệm thông báo về nơi văn bản được gửi đi về việc từ chối tiếp nhận văn bản nhằm kiểm tra, rà soát để không bị thiếu sót trong khâu phát hành văn bản.

– Đối với văn bản nhận là văn bản đã được điện tử hóa và ký số bởi doanh nghiệp/cơ quan phát hành: doanh nghiệp/cơ quan nhận văn bản phải kiểm tra cks theo quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử tại Thông tư 41/2017/TT-BTTTT.

Nếu kiểm tra thấy chứng thư số hợp lệ thì văn bản sẽ được tiếp nhận và cập nhật vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Nếu chữ ký số không hợp lệ hoặc không đúng thông tin trên văn bản thì phải thông báo cho doanh nghiệp/cơ quan gửi văn bản để tiến hành giải quyết.

– Đối với văn bản nhận là văn bản giấy: doanh nghiệp/cơ quan nhận văn bản sẽ điện tử hóa văn bản đã được ký trên giấy, sau đó ký số bằng chữ ký số của doanh nghiệp/cơ quan lên trước khi nhập văn bản đó vào Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Hình thức, thông tin và vị trí của cks phải được làm theo đúng hướng dẫn đã quy định phía trên.

MISA đang trong lộ trình nghiên cứu và phát triển ký số từ xa, khách hàng có nhu cầu quan tâm xin vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại đây: