Kiến thức Đề xuất mới về quy định sử dụng chữ ký số trong...

Đề xuất mới về quy định sử dụng chữ ký số trong lĩnh vực ngân hàng

720

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Ngân hàng Nhà nước nhằm thay thế Thông tư 28/2015/TT-NHNN.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, việc xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 28, nhằm triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ và cập nhật các quy định của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, đồng thời để phù hợp với tình hình thực tế triển khai Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử NHNN kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Dự thảo Thông tư mới tuân thủ quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật giao dịch điện tử và Nghị định số 130/2018/NĐ-CP.

1. Vì sao Thông tư 28 cần phải thay thế?

Theo NHNN, Thông tư 28/2015/TT-NHNN được ban hành đã tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn toàn diện cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức khác trong việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của NHNN.

Nhưng để triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ và cập nhật các quy định của Nghị định 130/2018/NĐ-CP đồng thời để phù hợp với tình hình thực tế triển khai Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử NHNN kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, NHNN đã nghiên cứu, hoàn thành dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 28.

Cơ sở pháp lý của việc ban hành dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 28, NHNN cho biết, ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Trên cơ sở các quy định của Luật giao dịch điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Thông tư 06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thông tư 16/2019/TT-BTTTT ngày 5/12/2019 quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa.

Tiếp đến, ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP quy định về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Căn cứ Nghị quyết 17/NQ-CP, NHNN đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-NHNN ngày 29/3/2019 về Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ.

Đến nay, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử NHNN.

NHNN cũng cho biết, việc tiếp nhận, xử lý các đề nghị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng NHNN hoàn toàn trên môi trường điện tử (Cổng dịch vụ công trực tuyến) góp phần giảm thiểu thời gian luân chuyển, xử lý, đảm bảo tính tức thời của việc trao đổi thông tin, báo cáo gửi NHNN.

Bên cạnh đó còn góp phần giảm thiểu chi phí in ấn, lưu trữ và bảo quản hồ sơ văn bản giấy đặc biệt là quá trình vận chuyển trong các trường hợp bất khả kháng như thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.

NHNN cho biết, dự thảo Thông tư sẽ quy định, hướng dẫn lại một cách cụ thể, chi tiết và phù hợp hơn so với các quy định cũ tại Thông tư 28 về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của NHNN để phù hợp với các quy định của pháp luật, tình hình thực tế triển khai Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử NHNN.

chữ ký số ngân hàng

2. Những điểm mới của Thông tư thay thế

So với Thông tư 28, dự thảo Thông tư thay thế có bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Có thể kể đến như:

Quy định về phương thức gửi, nhận văn bản, báo cáo, hồ sơ liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và kết quả xử lý (Điều 7 dự thảo Thông tư). Theo quy định tại điều này, tổ chức quản lý thuê bao gửi văn bản, báo cáo, hồ sơ liên quan đến chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Ngân hàng Nhà nước đến Cục Công nghệ thông tin qua hệ thống dịch vụ công.

Cục Công nghệ thông tin chỉ tiếp nhận, xử lý văn bản giấy trong các trường hợp ngoại lệ: Hệ thống dịch vụ công gặp sự cố không thể hoạt động được; Tổ chức quản lý thuê bao chưa được cấp chứng thư số có nghiệp vụ dịch vụ công hoặc chứng thư số hết hiệu lực hoặc thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao bị hỏng.

Hay quy định về thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao (Điều 8 dự thảo Thông tư). Dự thảo Thông tư có quy định: Cục Công nghệ thông tin cung cấp thiết bị lưu khóa bí mật cho các đơn vị hành chính thuộc NHNN. Các tổ chức quản lý thuê bao khác tự trang bị thiết bị lưu khóa bí mật theo đúng hướng dẫn của Cục Công nghệ thông tin…

Dự thảo Thông tư cũng Quy định sử dụng Hệ thống dịch vụ công về lĩnh vực chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Điều 9). Tại điều này, Thông tư quy định Cục Công nghệ thông tin hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp tài khoản truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công lĩnh vực chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Ngoài 3 điều thêm mới trên, dự thảo Thông tư cũng điều chỉnh bổ, sung thêm nhiều điểm mới tại các điều khoản cụ thể của Thông tư 28.

Dự thảo Thông tư quy định, các tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng sử dụng chữ ký số chuyên dùng NHNN phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực; Cập nhật chứng thư số của CA-NHNN trong các ứng dụng theo yêu cầu của CA-NHNN để đảm bảo kết quả xác thực là chính xác; Đáp ứng đúng các yêu cầu về kiểm tra trạng thái chứng thư số trên hệ thống thông tin để thông báo cho người ký, người nhận.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng bổ sung một số quy định mới về trường hợp tự động thu hồi chứng thư số khi tổ chức có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động; Chứng thư số cấp cho thuê bao nhưng thuê bao không kích hoạt sử dụng; Chứng thư số đã hết hiệu lực sử dụng.

NHNN cho biết, các nội dung chính cần lấy ý kiến bao gồm:

  • Quy định về phương thức gửi, nhận văn bản, báo cáo, hồ sơ liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và kết quả xử lý
  • Quy định về sử dụng hệ thống dịch vụ công về lĩnh vực chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Quy định về trách nhiệm người ký, người nhận

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định trường hợp tự động thu hồi chứng thư số khi:

  • Tổ chức có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động
  • Chứng thư số cấp cho thuê bao nhưng thuê bao không kích hoạt sử dụng
  • Chứng thư số đã hết hiệu lực sử dụng

Đồng thời dự thảo cũng hướng dẫn thay đổi mã kích hoạt chứng thư số (Điều 16); hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ chứng thư số (Điều 18); hướng dẫn huỷ bỏ nghiệp vụ chứng thư số (Điều 19)…

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây:

chữ ký số ngân hàng

>> 【UPDATE 2020】20 Điều Doanh nghiệp cần biết về Chữ ký số
>> BẮT BUỘC 100% Doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số
>> 5 lợi ích hàng đầu của chữ ký số không phải ai cũng biết