Kiến thức Chế độ nào cho Người lao động F0: Có con là F0?...

Chế độ nào cho Người lao động F0: Có con là F0? Tối đa trợ cấp?

101
Nguoi lao dong F0
Sự lây lan chóng mặt của COVID đang đến đỉnh điểm trong thời gian gần đây, nguy cơ nhiễm bệnh trong gia đình tăng, không chỉ người lao động mà trẻ em cũng có thể trở thành F0 dễ dàng. Trong trường hợp cả người lao động F0 và con cũng là F0, chế độ bảo hiểm dành cho họ là gì?
Nguoi lao dong F0

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.582.058 ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm). (Theo Vietnamplus.vn)

1. Người lao động là F0 được hưởng chế độ gì?

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia BHXH mắc Covid-19 phải nghỉ việc để điều trị bệnh, có xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền có thể được giải quyết chế độ bảo hiểm.

Theo đó, với mỗi ngày nghỉ ốm, người lao động được hưởng theo mức sau:

Mức trợ cấp =

75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ: 24 x Số ngày nghỉ

Xem thêm:

Hướng dẫn 3 cách lấy Tờ khai bảo hiểm xã hội mới nhất 2022

Thời gian tính hưởng chế độ ốm đau dựa theo số ngày nghỉ ghi nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện, số ngày nghỉ bác sỹ chỉ định, song không được vượt quá:

– Trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:

+ Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm: 30 ngày/năm.

+ Người lao động đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 năm: 40 ngày/năm.

+ Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên: 60 ngày/năm.

– Trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm/ nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

+ Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm: 40 ngày/năm.

+ Người lao động đóng BHXH từ đủ 15 năm – dưới 30 năm: 50 ngày/năm.

+ Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên: 70 ngày/năm.

Qua thời gian tối đa nói trên, nếu khi quay lại làm việc trong 30 ngày đầu mà sức khoẻ người lao động chưa hồi phục, người lao động có thể được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau ốm đau theo Điều 29 Luật BHXH với thời gian tối đa là 05 ngày (gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần), mức hưởng như sau:

Mức hưởng = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ

2. Người lao động có con là F0 được hưởng chế độ gì?

Theo Điều 24, Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH mà có con là F0 sẽ được nhận trợ cấp trong trường hợp người này phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo Điều 27 Luật BHXH, số ngày được hưởng chế độ chăm con ốm được xác định theo giấy ra viện của con hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, tối đa như sau:

– Con dưới 03 tuổi: 20 ngày/năm/con.

– Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi: 15 ngày/năm/con.

Đặc biệt, nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH thì có thể chọn cùng nghỉ hoặc luân phiên nghỉ chăm con. Mức hưởng trợ cấp ốm đau được xác định theo:

Mức trợ cấp

= 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ

3. Người lao động F0 và con đều bị F0 có được nhận đồng thời 3 khoản trợ cấp?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bản chất của BHXH được định nghĩa sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, BHXH chỉ có ý nghĩa bù đắp một phần thu nhập cho người lao động phải nghỉ làm vì những lý do thuyết phục.

Do đó, nếu cả người lao động và con đều bị F0, thời gian đều trị trùng nhau thì người lao động chỉ được chọn 1 trong hai khoản trợ cấp:

  • Hưởng trợ cấp ốm đau do bản thân bị ốm
  • Trợ cấp ốm đau khi nghỉ làm chăm con ốm.

Quỹ BHXH sẽ không đồng thời chi trả cả hai khoản trợ cấp nói trên trong cùng khoảng thời gian nghỉ làm.

Người lao động nếu chọn khoản trợ cấp chăm con sẽ không được tính hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau ốm.

4. 7 loại giấy tờ người lao động F0 cần nộp để được hưởng chế độ ốm đau

Theo quy định tại Điều 100, Luật Bảo hiểm xã hội,

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc COVID-19 có hai giấy tờ: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú; trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội .

Thực tế F0 điều trị tại nhà, không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư 56/2017/TT-BYT. Những người mắc COVID-19 điều trị tại nhà có thể sử dụng các giấy tờ sau:

1. Quyết định cách ly tại nhà do cấp bởi chính quyền địa phương 

2. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do cấp bởi chính quyền địa phương 

3. Giấy xét nghiệm (Test nhanh/Xét nghiệm PCR ) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.

4. Giấy xác nhận bị mắc COVID-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.

5. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị COVID-19 tại nhà.

6. Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung

7. Phiếu xác nhận đã điều trị COVID-19 của các bệnh viện dã chiến

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây: