Kiến thức Cách hạch toán chi phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp

Cách hạch toán chi phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp

12807

Nghiệp vụ hạch toán chi phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ khiến kế toán băn khoăn nhất vì không rõ nên đưa vào mục chi phí hay công cụ dụng cụ.

Căn cứ theo chứng từ kế toán, chi phí bỏ ra để mua chữ ký số thuộc về nghiệp vụ mua thiết bị phục vụ công tác quản lý (chữ ký số) và sử dụng trong dài hạn (3 năm), có thể đưa vào CCDC.

Tuy nhiên vì giá trị của chữ ký số nhỏ, không quá lớn nên kế toán có thể đưa danh mục này vào cho phí của bộ phận quản lý.

Lúc này, kế toán sẽ hạch toán chi phí mua chữ ký số theo bút toán sau:

Nợ TK 6428
Nợ TK 1331
Có TK 111

Ngoài ra, tùy thuộc vào cách phân bổ thời gian sử dụng của chữ ký số mà kế toán có thể hạch toán theo 2 trường hợp dưới đây:

1. Hạch toán chi phí mua chữ ký số trong trường hợp phân bổ 1 lần

Trường hợp này được áp dụng khi chi phí mua chữ ký số nhỏ, doanh nghiệp muốn phân bổ hết vào 1 lần. Lúc này kế toán sẽ ghi:

  • Nợ TK 642
  • Có TK 111, 112, 113

Hoặc ghi:

  • Nợ TK 133
  • Có TK 111, 112, 331

2.Hạch toán chi phí mua chữ ký số trong trường hợp phân bổ nhiều kỳ

Nếu giá trị của chữ ký số lớn, doanh nghiệp thấy cần thiết phải phân bổ nhiều kỳ thì lúc này, kế toán sẽ ghi như sau:

  • Nợ TK 142, 242
  • Có TK 111, 112, 331

Hoặc ghi:

  • Nợ TK 133
  • Có TK 111, 112, 331

Đồng thời kế toán cũng cần xem nên phân bổ bao nhiêu kỳ để hàng tháng tính chi phí phân bổ cho mỗi tháng:

Nợ TK 642 / Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ 1 kỳ

Chú ý: Đối với trường hợp này, kế toán có thể khai báo chữ ký số như CCDC để được phân bổ tự động hàng tháng, thuận tiện hơn trong việc theo dõi về sau.

>> Tham khảo chi tiết: Bảng báo giá chữ ký số MISA eSign

3. Cách chọn thời gian phân bổ hợp lý

Theo quy định tại điều 4 Thông tư 96 /2015/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ tự xác định thời gian phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ sao cho phù hợp nhất với mình. Thời gian phân bổ tối đa không quá 3 năm.

Còn theo chuẩn mực số 01 Chuẩn mực chung của chế độ kế toán thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn thời gian phân bổ công cụ dụng cụ phù hợp dựa theo doanh thu và chi phí của mình.

Kế toán cần cân nhắc xem công cụ, dụng cụ đó có thời gian sử dụng hữu ích trong bao lâu và doanh thu thu tương ứng với khi sử dụng công cụ dụng cụ đó. Cũng theo chuẩn mực này, việc phân bổ cần căn cứ vào tính chất, mức độ của loại chi phí để lựa chọn thời gian sao cho phù hợp nhất.

hạch toán chi phí mua chữ ký số

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm 1 giải pháp chữ ký số phù hợp, tiện ích để hỗ trợ làm việc thuận tiện và hiệu quả hơn thì phần mềm chữ ký số của MISA eSign chắc chắn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Kế thừa 25 năm kinh nghiệm trong việc đưa các giải pháp công nghệ vào lĩnh vực tài chính – kế toán, sản phẩm chữ ký số MISA eSign được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng được mọi nhu cầu ký số của doanh nghiệp. Với MISA eSign, doanh nghiệp không chỉ kê khai được thuế, hải quan, BHXH, DVC mà còn có thể trên các văn bản điện tử như hợp đồng, tài liệu, hóa đơn điện tử,… giúp quy trình làm việc thủ công được hiện đại hóa và nâng cao năng suất làm việc ở mức tối đa. Trong quá trình sử dụng chữ ký số, khách hàng sẽ luôn nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên của MISA nhằm đảm mọi khách hàng đều có những trải nghiệm hoàn hảo nhất khi ký số.

Hiện nay MISA đang cung cấp dịch vụ chữ ký số, giải pháp ký số từ xa, khách hàng có nhu cầu quan tâm xin vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại đây: