Vấn đề đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục mà bất kỳ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc xin cấp giấy phép kinh doanh online cũng dần phổ biến hơn, cùng theo dõi bài viết của MISA eSign để tìm hiểu về nội dung này nhé!
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là văn bản pháp luật có tính pháp lý do Sở kế hoạch và đầu tư cấp cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động kinh doanh, sản xuất theo quy định.
Theo luật doanh nghiệp 2005, việc đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sự khác biệt dựa theo loại hình doanh nghiệp: Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.
1.1 Đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
a. Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ cá thể
Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ cá thể là Ủy Ban Nhân Dân cấp quận, huyện trực thuộc.
b. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ cá thể
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ cá thể bao gồm:
+ Giấy đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao Thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu của cá nhân/đại diện kinh doanh hộ cá thể;
+ Bản sao biên bản họp thành lập hộ kinh doanh
1.2 Đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
a. Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư thành phố.
b. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
+ Giấy đăng ký kinh doanh;
+ Điều lệ công ty;
+ Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả thành viên và đại diện theo pháp luật;
+ Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ của các thành viên hoặc cổ đông.
2. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
2.1 Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh trực tiếp
a. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến phòng kinh tế/ kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện. Hồ sơ bao gồm:
- 01 bản sao Hộ khẩu;
- CMND/CCCD/ Bản sao Hộ chiếu công chứng;
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng/Giấy chủ quyền nhà;
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể gồm những thông tin sau;
+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh dự tính;
+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể;
+ Số lao động sử dụng;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;
Bước 2: Xét duyệt đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ gửi Giấy biên nhận.
Sau 3-5 ngày làm việc, cơ quan này sẽ cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
+ Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.
+ Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật
Nếu hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, chủ hộ kinh doanh sẽ nhận được thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh về yêu cầu sửa đổi nội dung để tiến hành điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
b. Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập kinh doanh:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty
- Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại;
Bước 2: Nhận kết quả nếu hồ sơ hợp lệ
Chủ hộ Kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẽ nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đầy đủ và chính xác.
Bước 3: Tiến hành các thủ tục tiếp theo
Sau khi được xét duyệt và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cần tiến hành:
- Khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
- Đóng thuế môn bài qua mạng.
- Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, làm đề nghị sử dụng hoá đơn đỏ và thông báo phát hành hoá đơn VAT;
- Báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
2.2 Đăng ký giấy phép kinh doanh online
a. Điều kiện để được ĐKKD qua mạng điện tử
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ dưới dạng văn bản điện tử đầy đủ theo quy định hồ sơ bằng bản giấy.
- Doanh nghiệp phải nhập đầy đủ và chính xác các thông tin đăng ký doanh nghiệp trên văn bản điện tử.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng phải đi kèm chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh (TKĐKKD) trên https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Xem thêm: Cách đăng ký sử dụng chữ ký số dịch vụ công kho bạc nhà nước
b. Sử dụng chữ ký công cộng
Bước 1: Gửi hồ sơ điện tử
Gửi hồ sơ bằng văn bản điện tử có đầy đủ chữ ký số công cộng, thanh toán lệ phí trực tiếp qua mạng điện tử.
Nhận giấy biên nhận điện tử qua mạng.
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, phòng ĐKKD sẽ tự động gửi thông tin sang cơ quan thế để tạo mã số doanh nghiệp tự động.
Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, thông tin sẽ được gửi qua mạng để doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh
Khi đã có mã số thuế, phòng ĐKKD sẽ cấp giấy phép kinh doanh và thông báo đến doanh nghiệp.
c. Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp tải văn bản điện tử cùng các giấy tờ cá nhân, chứng thực và kê khai thông tin.
Sử dụng tài khoản đó để tải văn bản điện tử, kê khai thông tin và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nhận giấy biên nhận điện tử qua mạng.
Bước 2: Xét duyệt và thông báo kết quả đến doanh nghiệp
- Nếu hồ sơ đủ điều kiện, phòng ĐKKD sẽ tự động gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp tự động. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, thông tin sẽ được gửi qua mạng để doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung.
- Khi đã có mã số thuế, phòng ĐKKD sẽ cấp giấy phép kinh doanh và thông báo đến doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy và nhận kết quả
Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng bản giấy kèm theo giấy biên nhận điện tử qua mạng đến phòng ĐKKD.
Sau đó phòng ĐKKD kiểm tra, soi chiếu và gửi giấy chứng nhận ĐKDN nếu hợp lệ.
3. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Khi muốn thay đổi một số nội dung trong giấy chứng nhận ĐKKD, doanh nghiệp cần cẩn trọng vì có thể sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các thủ tục, lệ phí. Một số nội dung doanh nghiệp thường thay đổi như sau:
- Thay đổi tên công ty;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh (Rút hoặc bổ sung ngành nghề);
- Thay đổi vốn điều lệ (Tăng/giảm/tái cơ cấu vốn điều lệ);
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty
- Thay đổi con dấu Công ty
4. Nội dung thay đổi không phải thay đổi đăng ký kinh doanh
Các nội dung sau sẽ không cần phải nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư khi thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi thông tin cổ đông trong công ty cổ phần;
– Thay đổi cổ đông sáng lập (Trừ trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định).
5. Thay đổi đăng ký kinh doanh theo thủ tục năm 2022 như thế nào?
Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh năm 2022 sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo nội dung đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh tới Cơ quan đăng ký
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi từ Cơ quan đăng ký
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.
Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Thông báo nội dung thay đổi trên đăng ký kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn thành việc thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi hoàn thành thay đổi đăng ký kinh doanh
Phụ thuộc vào từng nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty.
6. Chi phí làm giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp
Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký – Sở kế hoạch và đầu tư: 50.000 VNĐ.
Lệ phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia: 100.000 VNĐ.
7. Nhận kết quả đăng ký kinh doanh tại đâu?
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng, Cán bộ Phòng ĐKKD sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Sau đó, trình lãnh đạo Phòng ĐKKD xem xét hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ gửi thông tin qua cơ quan thuế. Khi đó:
Trường hợp hồ sơ được nộp bằng TKĐKKD thì doanh nghiệp sẽ nhận được email thông báo hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng ĐKKD thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo đúng trình tự.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây: