Kiến thức 8 Điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty mới nhất bạn...

8 Điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty mới nhất bạn PHẢI BIẾT

3786
dieu kien thanh lap doanh nghiep 2021
Điều kiên thành lập doanh nghiệp 2021

Liệu doanh nghiệp đã đáp ứng đúng điều kiện thành lập doanh nghiệp mới nhất 2021? Hiểu và nắm rõ những điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước đầu để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh, tránh những sai phạm đáng tiếc có thể dẫn tới tổn thất tài chính hay đóng mã số thuế. Cùng MISA eSign tìm hiểu hướng dẫn chi tiết về điều kiện & thủ tục thành lập doanh nghiệp dưới đây!

dieu kien thanh lap doanh nghiep 2021
Điều kiên thành lập doanh nghiệp 2021

Thành lập doanh nghiệp, công ty là gì?

Khái niệm thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình chuẩn bị các thủ tục và điều kiện kinh doanh (nơi sản xuất, nhân viên, thiết bị, văn phòng…) để thành lập một tổ chức kinh tế được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dựa trên loại hình doanh nghiệp định thành lập.

Ý nghĩa thành lập doanh nghiệp

Việc thành lập doanh nghiệp mang lại những ý nghĩa sau:

  • Việc thành lập doanh nghiệp thể hiện sự bảo hộ của nhà nước với các hoạt động kinh doanh hợp pháp. 
  • Đối với doanh nghiệp, việc thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước sẽ công nhận sự hiện diện trước Pháp luật, khởi đầu cho việc tiến hành kinh doanh. 
  • Mỗi doanh nghiệp được thành lập theo quy trình hợp pháp sẽ là hình ảnh đẹp trong mắt công chúng, dễ dàng tìm kiếm đối tác hơn. 

Vậy, để tiến hành lập doanh nghiệp, mỗi công ty cần phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc và điều kiện riêng nào?

Các điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty quan trọng nhất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp là những yêu cầu mà nhà nước quy định mỗi doanh nghiệp cần đáp ứng để tiến hành việc thành lập thành công và đúng pháp luật.

1. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp,  công ty

Những đối tượng nào được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn, thành lập và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam ngoại trừ những đối tượng sau:

  • Cá nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân; Người chưa đủ 18 tuổi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân lạm dụng tài sản Nhà nước để kinh doanh trục lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình; 
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 , Luật Viên chức năm 2010,..
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp có vốn 100% thuộc sở hữu Nhà nước;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
  • Cấm đăng ký thành lập hoặc quản lý công ty trong vòng 03 năm với người từng giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản và cố ý vi phạm một số quy định của Luật Phá sản 2014;
  • Cá nhân nắm giữ chức vụ và quyền hạn cao trong bộ máy Nhà nước các cấp không có quyền thành lập, quản lý, điều hành các loại doanh nghiệp từ tư nhân, công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty hợp danh theo Luật Phòng chống tham nhũng 2020.

Lưu ý: Riêng với trường hợp cán bộ của Cơ quan công được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn của Nhà nước tại Doanh nghiệp đã góp vốn thì họ vẫn có quyền thành lập công ty như bình thường.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về người Đại diện của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường là  cá nhân từ đủ 18 tuổi với năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là công dân nước Việt Nam hoặc công dân ngoại quốc, không nhất định phải góp vốn điều hành cho công ty. Những chức danh người đại diện pháp luật có thể giữ là Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc,Tổng giám đốc,.. tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Có thể thuê người đại diện Pháp luật theo hợp đồng, có thể có 1 hoặc nhiều hơn 1 người đại diện Pháp luật đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần.

2. Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp, công ty

Có 2 loại vốn làm điều kiện thành lập một doanh nghiệp: Vốn điều lệ và vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn mà cổ đông góp hay cam kết sẽ góp vốn và công khai trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài hàng năm của doanh nghiệp;
  • Vốn pháp định là định mức tối thiểu cho vốn phải có để thành lập doanh nghiệp, phụ thuộc vào từng ngành và loại hình doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp, không có quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty, trừ một số ngành nghề đặc biệt. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ là minh chứng cho sự cam kết bằng tài sản với đối tác, khách hàng. Bởi nếu để mức vốn điều lệ thấp sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ngược lại, nếu cam kết vốn điều lệ cao dẫn đến nguy cơ rủi ro cao hơn dù sẽ giúp gia tăng lòng tin của đối tác, nhất là trong hoạt động đấu thầu. Do vậy, chủ doanh nghiệp cần quy hoạch rõ mức vốn điều lệ sao cho phù hợp với khả năng tài chính cũng như mong muốn về thương hiệu của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Trong thời gian 90 ngày từ khi được Cơ quan trực thuộc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,doanh nghiệp phải tiến hành góp đủ số vốn điều lệ theo như đăng ký trong. Nếu quá thời hạn trên vẫn chưa đủ số vốn thì trong vòng 30 ngày tiếp theo phải góp đủ số vốn.

Nếu qua 30 ngày trên doanh nghiệp không góp đủ vốn đã cam kết thì vốn mặc định bằng với số vốn đã góp, nếu thành viên/cổ đông chưa góp thì không được tính là thành viên/cổ đông của công ty.

chữ ký số esign

3. Điều kiện về tên công ty, doanh nghiệp

Tên công ty phải bao gồm 2 yếu tố liên quan đến loại hình và tên riêng như sau:

Về loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể ghi là là Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần viết là Công ty CP 
  • Công ty hợp doanh viết là Công ty HD
  • Doanh nghiệp tư nhân viết là DNTN

Về tên doanh nghiệp:

  • Tên của doanh nghiệp phải sử dụng bảng chữ cái Tiếng Việt
  • Tên doanh nghiệp phải công khai ở văn phòng chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh và trong tất cả giấy tờ, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp có nguy cơ bị xử phạt tối đa 10 triệu đồng hoặc bị đóng Mã số thuế nếu không gắn tên doanh nghiệp tuân theo quy định điều 34 Nghị định 50/2016
  • Không chấp nhận tên doanh nghiệp bị trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên toàn quốc
  • Không sử dụng ký hiệu hay ngôn từ không đúng với văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc
  • Không dùng từ trong tên các cơ quan Nhà nước cho tên riêng của doanh nghiệp.

4. Điều kiện về trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp hay địa điểm liên hệ của mỗi công ty trên phạm vi Việt Nam phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Phải là địa chỉ cụ thể từ số nhà/ngách/hẻm/ngõ/phố với thành phố và thôn/ấp/xóm/xã/phường..với các tỉnh, các thông tin liên lạc khác như số điện thoại, số fax, thư điện tử,..
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể; Những chung cư, khu tập thể không được coi là trụ sở chính trừ khi chúng được cho thuê làm văn phòng làm việc.
  • Địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khác đặc biệt với những ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến, nuôi trồng,..

Lưu ý: Mức phạt cho công ty cố ý vi phạm quy định về trụ sở chính có thể lên tới 10.000.000 đồng tới 15.000.000 đồng như thiếu trung thực trong kê khai nội dung hồ sơ đăng ký thành lập

5. Điều kiện về lĩnh vực, ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp được phép thành lập khi kinh doanh những ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh bởi Pháp luật, đăng ký kinh doanh hợp lệ với cơ quan quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

Dưới đây là những ngành nghề bị cấm kinh doanh vì có nguy cơ gây tổn hại đến trật tự xã hội, văn hóa, an ninh:

  • Kinh doanh mại dâm
  • Mua bán người hay bộ phận cơ thể người
  • Kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính,…

Ngoài ra còn có một số ngành nghề cho phép kinh doanh song phải đi kèm với một số điều kiện bắt buộc.

6. Điều kiện về lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Ngoại trừ một số trường hợp được miễn phí đăng ký thành lập doanh nghiệp thì hầu hết người thành lập doanh nghiệp đều phải nộp lệ phí trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc qua tài khoản công ty.

Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ không được hoàn trả lệ phí đã nộp.

Phí Đăng ký thành lập Doanh nghiệp

Biểu phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu tái cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, nộp hồ sơ trực tiếp 100.000 đồng/ lần
Đăng ký thành lập hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu tái cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, nộp hồ sơ online  Miễn phí
Tái cấp hay yêu cầu chỉnh sửa nội dung Chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, nộp Hồ sơ trực tiếp 50.000 đồng/hồ sơ
Tái cấp hay yêu cầu chỉnh sửa nội dung Chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, nộp Hồ sơ online  Miễn Phí

7. Điều kiện về hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật Doanh nghiệp (cụ thể ở phần Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp).

Người thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các nội dung trong hồ sơ đăng ký một cách đầy đủ, trung thực, chính xác. Hồ sơ mỗi loại hình doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác biệt.

8. Một số điều kiện riêng cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Ngoài việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:

Hình thức công ty Điều kiện thành lập công ty
Công ty cổ phần Tối thiểu 03 người sáng lập, số cổ động không giới hạn
Công ty TNHH một thành viên Giới hạn 1 cá nhân/ tổ chức đứng ra thành lập công ty đồng thời là chủ sở hữu hay đại diện theo pháp luật của công ty
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Số lượng thành viên góp vốn dao động từ 2 đến 50 cá nhân/tổ chức
Công ty hợp danh Tối thiểu có 2 thành viên là chủ sở hữu  của công ty, dùng tên chung; ngoài ra còn có thành viên góp vốn; 

Riêng với thành viên hợp danh không được làm chủ hoặc thành viên hợp danh (trừ khi có sự nhất trí của thành viên còn lại) của các doanh nghiệp khác hay Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác;

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, toàn bộ tài sản trong phạm vi chịu trách nhiệm nếu hoạt động của doanh nghiệp xảy ra vấn đề.

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một công ty tư nhân, không được làm thành viên hợp danh hay chủ công ty khác.

Sau khi đã nắm rõ những điều kiện trên cũng là lúc doanh nghiệp tiến hành soi chiếu, xem xét các điều kiện của công ty đã đáp ứng chưa, và tiến hành việc đăng ký thành lập dưới đây…

dieu kien thanh lap doanh nghiep 2021
Điều kiện thành lập doanh nghiệp 2021

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể về các điều kiện hợp pháp thành lập doanh nghiệp, góp phần giúp mỗi cá nhân chuẩn bị thành lập doanh nghiệp an tâm hơn. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh, các phương pháp đăng ký qua mạng phổ biến nên người thành lập nên cân nhắc. Cảm ơn quý vị đã đón xem bài viết của MISA eSign!

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây: