Kiến thức 2 cách hạch toán thuế môn bài theo CHUẨN theo thông tư...

2 cách hạch toán thuế môn bài theo CHUẨN theo thông tư 133 và 200

8106
hach-toan-thue-mon-bai
Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài chi tiết.

Hạch toán thuế môn bài là một nghiệp vụ kế toán trong các doanh nghiệp. Lệ phí môn bài phải nộp được xác định dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu của năm kế trước theo tình hình cụ thể. Vậy cách hạch toán lệ phí môn bài sẽ được thực hiện thế nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện hạch toán? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được eSign hướng dẫn chi tiết nhé. 

hach-toan-thue-mon-bai
Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài chi tiết theo Thông tư 133 và 200.

1.Hạch toán thuế môn bài là gì? 

Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư Thông tư 133/2016/TT-BTC, hạch toán thuế môn bài là việc ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán. Nghiệp vụ được áp dụng cho TK 3338 và 3339. Cụ thể: 

  • TK 33381: Số thuế phải nộp, chưa nộp và sẽ phải nộp trong tương lai. 
  • TK 33382: Số thuế phải nộp khác như: thuế môn bài, 
  • TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán quan trọng cần thực hiện hàng năm theo quy định của pháp luật. Để tối ưu thời gian hạch toán và nộp thuế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức nộp lệ phí môn bài qua mạng. Chữ ký số từ xa (Không cần thiết bị USB Token) sẽ giúp việc nộp thuế môn bài nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn. 

 

TRẢI NGHIỆM NGAY CHỮ KÝ SỐ TỪ XA MISA ESIGN VỚI NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI

cta trải nghiệm ngay

2. Quy định về hoạch toán thuế môn bài 

Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là loại thuế trực mà các đối tượng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và do doanh nghiệp phải tự nộp hàng năm.

Hiện nay, tất cả các công ty, tổ chức hoặc cá nhân (bao gồm chi nhánh, cửa hàng và nhà máy) và nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều phải chịu lệ phí môn bài. Mức phí này là khác nhau đối với các tổ chức kinh tế và hộ gia đình/cá nhân.

2.1 Đối tượng phải nộp thuế môn bài 

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC: Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài là các tổ chức, cá nhân (nhóm cá nhân), hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa. 

Xem thêm:

2.2 Đối tượng được miễn lệ phí môn bài

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các đối tượng dưới đây sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên kinh doanh: 

  • Doanh nghiệp mới thành lập. (Miễn thuế năm đầu tiên kinh doanh)
  • Hộ gia đình, cá nhân lần đầu kinh doanh. (Miễn thuế năm đầu tiên kinh doanh)
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian miễn trừ. (Miễn thuế năm đầu tiên kinh doanh)
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu. 

Xem thêm: Kê khai thuế điện tử: Hướng dẫn từ A đến Z cho người mới bắt đầu

2.3 Mức thu lệ phí môn bài 2023

Mức đóng lệ phí môn bài là khác nhau đối với từng nhóm đối tượng. Phí này được tính dựa trên vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy đăng ký kinh doanh, hoặc dựa theo doanh thu của năm kinh doanh kế trước. Cụ thể như sau:

HACH-TOAN-THUE-MON-BAI (1)
Mức đóng lệ phí môn bài mới nhất 2023.
  • Đối với hộ kinh doanh
Đối tượng Lệ phí môn bài
Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm. 1.000.000 đồng/ năm
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/ năm. 500.000 đồng/ năm
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 – 300 triệu đồng/ năm. 300.000 đồng/ năm
  • Đối với doanh nghiệp
Đối tượng Lệ phí môn bài
Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu từ trên 10 tỷ đồng.  3.000.000 đồng/ năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống.  2.000.000 đồng/ năm
Chi nhánh, VPĐD, tổ chức kinh tế, địa điểm kinh doanh khác 1.000.000 đồng/ năm

3. Cách hạch toán thuế môn bài theo quy định pháp luật

Hạch toán thuế môn bài là nghiệp vụ kế toán cực kỳ quan trong trong các doanh nghiệp. Vậy nghiệp vụ này được thực hiện như thế nào để đảm bảo theo quy định của pháp luật? Hãy tham khảo ngay sau đây nhé. 

Hướng dẫn cách nộp thuế môn bài trực tiếp, nộp qua mạng.
Cách hoạt toán thuế môn bài mới nhất 2023.

2.1 Hạch toán lệ phí môn bài theo Thông tư 133

Hạch toán khi nộp tờ khai

  • Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 3339: Lệ phí môn bài phải nộp

Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước

  • Nợ TK 3339: Lệ phí môn bài phải nộp
  • Có TK 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước (Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng)

Xem thêm:

Chi tiết] Cách ghi giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 2023

Tờ khai thuế môn bài mẫu 01/LPMB – Quy định và cách lập chi tiết

Hạch toán phạt nộp chậm thuế môn bài

Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt: 

  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp (Số tiền phạt nộp chậm)

Khi doanh nghiệp nộp tiền vào ngân sách nhà nước: 

  • Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp khác (Số tiền phạt nộp chậm)
  • Có TK 111/112: Số tiền thực nộp vào ngân sách  nhà nước (Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng)

Khi doanh nghiệp kết chuyển vào cuối kỳ: 

  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 811: Chi phí khác

2.2 Hạch toán lệ phí môn bài theo thông tư 200

Hạch toán khi nộp tờ khai

  • Nợ TK 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 3339: Lệ phí môn bài phải nộp

Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước

  • Nợ TK 3339: Lệ phí môn bài phải nộp
  • Có TK 111 hoặc 112: Số tiền thực nộp vào ngân sách nhà nước (Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng)

Hạch toán phạt nộp chậm thuế môn bài

Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt: 

  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp (Số tiền phạt nộp chậm)

Khi doanh nghiệp nộp tiền vào ngân sách nhà nước: 

  • Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và khoản phải nộp khác (Số tiền phạt nộp chậm)
  • Có TK 111/112: Số tiền thực nộp vào ngân sách  nhà nước (Tiền mặt/ tiền gửi ngân hàng)

Khi doanh nghiệp kết chuyển vào cuối kỳ: 

  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 811: Chi phí khác

Xem thêm: Hướng dẫn cách nộp thuế môn bài mới nhất 2023

4. Lưu ý khi hạch toán lệ phí môn bài cho các doanh nghiệp

  • Trong trường hợp vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp thay đổi thì lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên vốn điều lệ (vốn đầu tư) của năm kinh doanh liền trước. 
  • Đối với trường hợp vốn đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư bằng ngoại tệ thì số vốn đăng ký sẽ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
  • Trường hợp đối tượng không thuộc trường hợp miễn thuế môn bài, tham gia sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài của cả năm. Nếu đối tượng ra sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm. 
  • Từ 01/01/2017, “thuế môn bài” được quy định là một khoản lệ phí. Do đó, khi doanh nghiệp hạch toán lệ phí môn bài cần sử dụng tài khoản 3339
HACH-TOAN-THUE-MON-BAI-2
Lưu ý quan trọng khi hạch toán thuế môn bài.

Trên đây là thông tin hướng dẫn cách hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và 200. Có thể thấy rằng, thuế môn bài là loại thuế bắt buộc phải nộp trong các doanh nghiệp. Vậy nên, hãy nắm vững kiến thức liên quan đến hạch toán để tránh rủi ro nộp chậm, sai sót bạn nhé. 

MISA ESIGN – CHỮ KÝ SỐ TỪ XA KHÔNG CẦN USB TOKEN

Với MISA eSign: 

  • Ký mọi lúc, mọi nơi, ngay trên thiết bị mobile mà không cần USB Token. 
  • Ký kết linh hoạt mọi văn bản, chứng từ, hợp đồng dạng word, excel, pdf…
  • An toàn tuyệt đối, bảo mật vượt trội với tính mạng xác thực, mã OTP. 
  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ ký kết
  • Đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật theo nghị định 130/2018/NĐ-CP và thông tư 16/2019/TT-BTTTT của Bộ TT&TT
  • Tích hợp sẵn trong phần mềm hóa đơn điện tử, Thuế điện tử, BHXH, kế toán, bán hàng, nhân sự… tối ưu năng suất, tiết kiệm chi phí.
  • Thủ tục đăng ký đơn giản; Phần mềm dễ dàng sử dụng; hỗ trợ nhanh chóng

Ký số thuận tiện, nhanh chóng hơn với Chữ ký số từ xa