Kiến thức Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

1521
thanh lap cong ty hay ho kinh doanh

Nhiều cá nhân sẽ phân vân giữa hai lựa chọn sau: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Mỗi hình thức kinh doanh đều có những ưu, nhược điểm riêng và giải đáp sẽ nằm trong bài viết dưới đây của MISA eSign.

thanh lap cong ty hay ho kinh doanh

Trước hết, cá nhân cần nắm rõ về quy định đăng ký thành lập 02 loại hình kinh doanh trên.

1. Quy định đăng ký doanh nghiệp với đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

1.1. Đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở chính, được thành lập và đăng ký theo quy định của Pháp luật với mục đích kinh doanh.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc cá nhân hoặc tổ chức đăng ký thành lập với cơ quan phụ thuộc một trong những loại hình sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam mới nhất tại đây.

1.2. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh quy mô nhỏ và đơn giản, do cá nhân là công dân Việt Nam hay hộ gia đình có hộ khẩu Việt Nam có hành vi năng lực dân sự đầy đủ, đứng đầu đăng ký kinh doanh và quản lý công việc SXKD mà không cần đến dấu pháp nhân hay xuất hoá đơn đỏ (hoá đơn GTGT).

Ví dụ như hình thức kinh doanh salon gội đầu, cho thuê nhà trọ, mở cửa hàng thuốc,..

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là việc cá nhân, hộ gia đình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan trực thuộc.

Xem thêm: Hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể kê khai thuế: Những điều cần biết

2. So sánh các tiêu chí thành lập công ty và hộ kinh doanh

Các tiêu chí Công ty Hộ kinh doanh
Về nguồn vốn Khả năng huy động vốn lớn hơn, được ưu đãi hơn, đa dạng bằng nhiều hình thức. Khả năng huy động vốn hạn chế; Không ràng buộc về vốn,  thuộc vào tài chính cá nhân, chịu hoàn toàn rủi ro kinh doanh
Người lao động Số lượng người lao động không bị giới hạn, tạo ra số lượng việc làm lớn hơn đi liền với việc quản lý nhân sự cần có hệ thống hơn và không hề đơn giản. Chỉ được sử dụng không quá 10 người lao động, quản lý lao động phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân làm chủ.
Khả năng mở rộng Kinh doanh Có khả năng mở rộng quy mô nếu mở thêm chi nhánh, địa chỉ kinh doanh, văn phòng,… Khả năng mở rộng kinh doanh hạn chế hơn do nguồn vốn và người lao động không dồi dào. 
Khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của công ty cao hơn khi đã có thương hiệu do chất lượng sản phẩm dịch vụ, quy mô lớn. Mô hình kinh doanh tính thương hiệu chưa cao nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế
Các thủ tục khác Thủ tục tương đối phức tạp, phải thực hiện chuẩn bị các tài liệu và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài.

Thủ tục thực hiện thành lập, thay đổi, giải thể hộ kinh doanh không quá phức tạp.
Nghĩa vụ thuế Nhiều loại thuế doanh nghiệp cần đóng Ít và đơn giản hơn, chỉ phải đóng 3 loại thuế gồm thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
Ngành nghề kinh doanh Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh Giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh

3. Tổng kết về ưu, khuyết điểm của việc thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh:

3.1. Về việc thành lập Công ty, doanh nghiệp

  • Ưu điểm

Quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có tiềm năng mở rộng, số lượng lao động không giới hạn, khả năng gọi vốn cao và chủ sở hữu công ty chỉ cần chịu trách nhiệm giới hạn trong số vốn, không chịu rủi ro cao liên quan đến tài sản riêng. Doanh nghiệp có thể xuất hoá đơn đỏ (hoá đơn GTGT) cho khách hàng và được khấu trừ 10% thuế GTGT.

  • Khuyết điểm

Chế độ kế toán còn phức tạp, đúng quy định. Ngoài ra là gánh nặng về các loại thuế còn nhiều, mức thuế suất cao, cần có hệ thống quản lý lao động, tổ chức thực hiện các chính sách lao động, lương, thưởng,..

3.2. Về việc thành lập Hộ kinh doanh cá thể

  • Ưu điểm

Dễ quản lý vì số lượng lao động ít, chế độ kế toán đơn giản, thuế khoán đơn giản, cần ít vốn.

  • Nhược điểm

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, có quy mô nhỏ nên khả năng huy động vốn hạn chế, nên cá nhân phải chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh bằng chính tài sản của mình, không xuất được hoá đơn đỏ nên chưa được đa dạng trong số lượng khách hàng, không được khấu trừ thuế GTGT.

Như vậy, sau khi đã quyết định được hình thức kinh doanh là công ty hay hộ kinh doanh, điều tiếp theo mỗi cá nhân nên làm là nắm rõ được trình tự, thủ tục thành lập công ty và hộ kinh doanh:

4. Trình tự thủ tục thành lập công ty 

4.1. Hồ sơ thành lập công ty

  • Giấy xin cấp phép đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hợp lệ những chứng từ cá nhân căn bản (CMND, CCCD, hộ chiếu)
  • Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác đăng ký, thì cần có thêm giấy uỷ quyền.

4.2. Trình tự thủ tục thành lập công ty

Trước tiên, cá nhân muốn thành lập công ty cần xem xét các điều kiện thành lập, ví dụ: Nếu muốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên, cần kiểm tra Điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên chi tiết nhất.

Sau đó tiến hành một trong các cách đăng ký sau:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp

Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán chi phí tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Cách 2: Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng 

  • Kê khai thông tin chứng thực tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp tài khoản.
  • Nộp hồ sơ đăng ký qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh, đăng ký và điền các thông tin đầy đủ theo quy trình.

Xem thêm về:

>>Tổng hợp 10 cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa và dễ nhớ nhất hiện nay

>> Thành lập công ty TNHH : Hồ sơ, thủ tục và các điều kiện quan trọng

5. Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký Hộ kinh doanh

5.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh: tương tự Doanh nghiệp

5.2. Trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Cá nhân/người đại diện gửi giấy đăng ký hộ kinh doanh trong hồ sơ nêu trên đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi có địa điểm kinh doanh. 

Hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể chi tiết nhất tại đây.

6. Có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty không?

Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp nếu tình hình kinh doanh tốt và có nhu cầu mở rộng quy mô. Đặc biệt, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế trong 03 năm đầu tiên thành lập.

Như vậy, bài viết trên đã đưa ra những đánh giá khách quan và chi tiết nhất dành cho những cá nhân còn phân vân lựa chọn giữa 02 hình thức kinh doanh: Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể. Hãy tỉnh táo và sáng suốt trong việc hình thành công ty hay hộ kinh doanh từ bước đầu tiên, tránh chọn những mô hình chưa thực sự phù hợp với nhu cầu và đặc biệt là khả năng tài chính của mình.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây: