Ở bài viết này, MISA giới thiệu giải pháp chữ ký số điện tử an toàn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch điện tử trong doanh nghiệp.
Hiện nay, giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến, các hoạt động mua – bán, thanh toán điện tử đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có các công cụ, ứng dụng để phục vụ hoạt động giao dịch điện tử như: hóa đơn điện tử, đăng ký doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, BHXH, Hải quan, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động,… Chính vì thế, giải pháp chữ ký số điện tử ra đời để đáp ứng tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức.
1. Doanh nghiệp cần giải pháp chữ ký số điện tử
Có thể thấy, hiện nay cuộc đua “chuyển đổi số” đang đi vào giai đoạn “tăng tốc”, các giao dịch điện tử ngày càng phát triển. Từ đó các thuật ngữ “chữ ký điện tử” và “chữ ký số” đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường sử dụng thay thế hai thuật ngữ này với nhau. Vậy trên thực tế chữ ký số và chữ ký điện tử có giống nhau hay không?
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ:
Chữ ký điện tử (electronic signature) là dạng chữ ký được tạo lập dưới dạng: chữ, số, ký hiệu, âm thanh và các hình thức khác dựa trên các công cụ, phương tiện điện tử để xác nhận người ký dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Chữ ký số là một hình thức của chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký sẽ được xác định chính xác.
>> Hướng dẫn sử dụng chữ ký số USB Token từ A-Z
2. Quy định về chữ ký số điện tử
STT |
Căn cứ pháp lý |
Đối tượng áp dụng |
1 |
Luật giao dịch điện tử |
Cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử |
2 |
Nghị định 130/2018/NĐ- CP |
Hướng dẫn Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cơ quan, tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử. |
3 |
Nghị định 15/2020/NĐ-CP |
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (thay thế NĐ 174/2013 từ ngày 15/4/2020). Cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử |
4 |
Thông tư 41/2017/TT-BTTTT |
Quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước> 1. Các cơ quan, tổ chức (bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước) và tổ chức, cá nhân liên quan sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước. 2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức khác áp dụng. |
5 |
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư |
1. Cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). |
6 |
Thông tư 01/2019/TT-BNV |
Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức. 1. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). |
3. Đặc điểm của chữ ký số điện tử
2. Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng giải pháp chữ ký số điện tử?
- Dùng để xác thực thông tin khi khai thuế
Doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số để xác minh tình trạng kê khai, nộp thuế trực tuyến và hải quan điện tử hay các giao dịch ngân hàng và chứng khoán điện tử, thủ tục hành chính
- Ký số trên hóa đơn điện tử
Hiện nay, hóa đơn điện tử đã được triển khai 90% doanh nghiệp do đó để chứng thực hóa đơn điện tử hợp lệ người dùng cần bắt buộc sử dụng chữ ký số.
- Ký hợp đồng làm ăn với đối tác
Doanh nghiệp cần chữ ký số điện tử để xác thực các hợp đồng hợp tác, mua bán hàng hóa dịch vụ với đối tác.
- Là điều kiện cần để xác minh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh
Chữ ký số về bản chất là giống như chữ ký tay dùng để xác thực, xác minh một hoạt động, điều khoản, giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh là đúng với thực tế.
- Rút ngắn thời gian trao đổi – giao dịch
Giao dịch điện tử có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khởi tạo thủ công, in ấn, chuyển phát qua bưu điện các chứng từ kế toán đến người nhận. Tuy nhiên để chứng từ đó được xác thực cần có chữ ký số trên chứng từ đó.
>>> Xem thêm bài viết: Cơ chế bảo mật của phần mềm chữ ký số an toàn nhất như thế nào?
3. Giới thiệu giải pháp chữ ký số điện tử MISA eSign: an toàn – đáp ứng mọi nhu cầu xác thực khi giao dịch điện tử
Phần mềm chữ ký số MISA eSign giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối và đáp ứng mọi giao dịch. Điểm danh 5 lợi ích vượt trội của MISA eSign:
3.1 Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin tuyệt đối
Chữ ký số được xây dựng dựa trên công nghệ mã hóa công khai (PKI) sử dụng thuật toán mã hóa công khai (RSA) do đó chữ ký số được bảo vệ nhiều lớp giúp người dùng chắc chắn không bị rò rỉ thông tin.
3.2 Đảm bảo tính pháp lý trong các giao dịch điện tử
Chữ ký số có độ chính xác cao hơn chữ ký tay do đó chữ ký số hoàn toàn có thể đảm bảo tính pháp lý trong các giao dịch điện tử của doanh nghiệp.
3.3 Loại bỏ khả năng giả mạo chữ ký
Chữ ký tay có thể dễ dàng giả mạo bằng nhiều thủ thuật. Tuy nhiên với chữ ký số bằng mã khóa bảo mật an toàn sẽ rất khó khăn để kẻ gian có thể làm giả chữ ký số tương tự. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì khả năng giả mạo chữ ký số là vô cùng thấp, trong khi khả năng giả mạo chữ ký tay có thể lên đến 55-70%.
3.4 Xác định được nguồn gốc của văn bản
Một lợi ích không thể không kể đến của chữ ký số là khả năng cho phép xác định tác giả và tính nguyên gốc của văn bản. Chính vì không thể thay đổi sau khi ký số cho nên ngay cả khi chỉ có duy nhất 1 chữ số bị chỉnh sửa thì văn bản cũng sẽ không đem lại kết quả kiểm tra trùng khớp, từ đó dẫn đến bị vô hiệu. Như vậy, để xác định tính toàn vẹn cũng như nguồn gốc của một tài liệu thì chữ ký số chính là công cụ duy nhất làm được điều này. Một văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số sẽ được xem là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tham gia giao dịch điện tử trong thời đại số hiện nay.
3.5 Tiết kiệm thời gian xử lý văn bản hành chính
Giải pháp chữ ký số điện tử không chỉ giúp người dùng ký số được trên văn bản điện tử, chữ ký số còn làm giảm thời gian và công sức xử lý giấy tờ cho doanh nghiệp cũng như kế toán. Thay vì phải in tài liệu, lưu trữ và ký tay từng văn bản, người dùng hoàn toàn có thể ký hàng loạt văn bản điện tử ngay trên máy tính và gửi trực tiếp cho lãnh đạo, đối tác, khách hàng,…thông qua môi trường internet.
4. Tại sao bạn nên chọn phần mềm chữ ký số của MISA
4.1 MISA là đơn vị chứng thực và cung cấp chữ ký số với 25 năm kinh nghiệm
Với hệ sinh thái gần 20 sản phẩm/giải pháp công nghệ, MISA đã và đang phục vụ hơn 250.000 doanh nghiệp cùng hàng triệu cá nhân người dùng. Giải pháp chữ ký số điện tử là một trong những giải pháp quan trọng trong hệ sinh thái tài chính – kế toán của MISA. Do đó người dùng có thể nhận được sự hỗ trợ, giải đáp chuyên sâu từ đội ngũ tư vấn MISA.
4.2 Khả năng tích hợp giải pháp chữ ký số điện tử với hệ sinh thái sản phẩm MISA
MISA eSign là chữ ký số nằm trong hệ sinh thái các sản phẩm của MISA dành cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. MISA eSign có thể tích hợp trên các phần mềm của MISA: phần mềm kế toán MISA SME.NET, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS,…Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn, bảo mật dữ liệu khi sử dụng chữ ký số và các nền tảng/ phần mềm của cùng nhà cung cấp MISA.
Đối với các nền tảng và phần mềm nằm ngoài hệ sinh thái MISA thì chữ ký số MISA eSign cũng đã triển khai tích hợp cho nhiều doanh nghiệp như: tích hợp phần mềm kê khai thuế, BHXH, Hải quan, Bệnh viện,….giúp khách hàng dễ dàng thực hiện ký số và nộp báo cáo cho cơ quan nhà nước.
4.3 Đảm bảo 100% tính bảo mật – an toàn dữ liệu
MISA đã được chính Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, do đó chữ ký số của MISA hoàn toàn đáp ứng được mọi yêu cầu về mặt pháp lý cũng như những tiêu chuẩn khắt khe về bảo mật theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chữ ký số USB Token MISA eSign còn có hệ thống đảm bảo chất lượng và an ninh thông tin được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO/IEC 27001, CMMI và CSA STAR.
4.4 MISA có hệ thống tài liệu, hướng dẫn đa dạng – bài bản giúp người dùng dễ dàng sử dụng
MISA đầu tư khá nhiều xây dựng hệ thống tài liệu, video hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu do đó người dùng có thể nhanh chóng tiếp cận phần mềm. Bên cạnh đó, người dùng sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn miễn phí từ đội ngũ nhân viên của MISA.
Hy vọng bài viết này mang lại kiến thức bổ ích cho quý đọc giả về giải pháp chữ ký số điện tử. Theo dõi website của chúng tôi để đón đọc những bài viết giá trị khác về giải pháp chữ ký số.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây:
- Chữ ký số token bị khóa: Nguyên nhân và cách khắc phục
- 4 lưu ý về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong CQ nhà nước
- Một công ty có thể sử dụng nhiều token chữ ký số cùng lúc được không?
- 20 Điều Doanh nghiệp chắc chắn phải biết về Chữ ký số
- Hướng dẫn cách cài đặt và kích hoạt chữ ký số USB token