Kiến thức 2 Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất...

2 Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất theo Thông tư 200 và 133

25518

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định theo quy định yêu cầu các chứng từ như Mẫu 02 theo Thông tư 200 và Mẫu biên bản theo thông tư 133 mới nhất. Biên bản thanh lý tài sản cố định xác nhận quá trình thanh lý và được sử dụng để ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán. Vậy các mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất như thế nào? Hãy cùng MISA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Biên bản thanh lý tài sản cố định xác nhận quá trình thanh lý và được sử dụng để ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán

I. 2 mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất

1. Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200

Đơn vị:……………………

Bộ phận:…………………

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ 

Ngày …..tháng…… năm ……

Số: ………….

Nợ: ………….

Có: ………….

Căn cứ Quyết định số:…….. ngày …. tháng …. năm …… của

……………………………………………………….Về việc thanh lý tài sản cố định.

  1. Ban thanh lý TSCĐ gồm: 

Ông/Bà: ……………………….Chức vụ………………Đại diện …………………………Trưởng ban

Ông/Bà:………………………..Chức vụ………………Đại diện ………………………………Uỷ viên 

Ông/Bà: ……………………….Chức vụ………………Đại diện ………………………………Uỷ viên

  1. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:

– Số hiệu TSCĐ:

– Nước sản xuất (xây dựng):

– Năm sản xuất:

– Năm đưa vào sử dụng ………………………………Số thẻ TSCĐ:

– Nguyên giá TSCĐ:

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý:

– Giá trị còn lại của TSCĐ:

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày……..tháng ………năm…..
Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

  1. Kết quả thanh lý TSCĐ: 

– Chi phí thanh lý TSCĐ:………………………….(viết bằng chữ)

– Giá trị thu hồi:……………………………………….(viết bằng chữ)

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày ………..tháng ……….năm ……….

Ngày………tháng………năm……
Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

 

2. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133

Đơn vị: ………………………….

Bộ phận: ……………………….

Mẫu số 02-TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày……tháng……năm….

Số:……………..

Nợ:…………….

Có:…………….

Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.

  1. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên

Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên

  1. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ

– Số hiệu TSCĐ

– Nước sản xuất (xây dựng)

– Năm sản xuất

– Năm đưa vào sử dụng …………………….. Số thẻ TSCĐ

– Nguyên giá TSCĐ

– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý

– Giá trị còn lại của TSCĐ

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

Ngày……tháng…… năm…..
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)
  1. Kết quả thanh lý TSCĐ:

– Chi phí thanh lý TSCĐ: ………………………….. (viết bằng chữ)

– Giá trị thu hồi: ……………………………………. (viết bằng chữ)

– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..

Ngày……..tháng…….năm…..
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

 

>> Tải 2 mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định: Tại đây

II. Hướng dẫn cách ghi biên bản thanh lý tài sản cố định

Góc trên bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị) và bộ phận sử dụng. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp cần thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên của Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở Mục I.

Trong Mục II, ghi các thông tin chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như sau:

  • Tên, ký hiệu, số hiệu, số thẻ TSCĐ, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
  • Nguyên giá tài sản cố định, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

Mục III ghi kết luận của Ban thanh lý và ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

Trong Mục IV, ghi kết quả thanh lý: Sau khi hoàn tất quá trình thanh lý, căn cứ vào các chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi, ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (bao gồm giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

Biên bản thanh lý phải được lập bởi Ban thanh lý TSCĐ và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách ghi biên bản thanh lý tài sản cố định

> Tìm hiểu thêm:

III. Giải đáp một số thắc mắc về biên bản thanh lý tài sản cố định 

1. Khi nào cần lập biên bản thanh lý TSCĐ?

Cần lập biên bản thanh lý tài sản cố định khi các tài sản bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, các tài sản kỹ thuật lạc hậu hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi cần thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp tư nhân phải đưa ra quyết định và thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý TSCĐ là tổ chức thực hiện quá trình thanh lý TSCĐ theo trình tự và thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính. Họ cũng phải lập Biên bản thanh lý TSCĐ theo quy định.

3.2. Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những gì?

  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định Thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định 
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
  • Hóa đơn bán TSCĐ
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng
Các thủ tục thanh lý tài sản cố định

MISA eSign là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ chữ ký số

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm tài chính kế toán, hóa đơn điện tử và kê khai thuế điện tử, MISA đã phục vụ cho hơn 250,000 doanh nghiệp và hàng triệu cá nhân kinh doanh. Chữ ký số MISA eSign đã được người dùng và tổ chức đánh giá cao vì tính tiện lợi, dễ sử dụng và đáng tin cậy:

  • MISA eSign tích hợp linh hoạt với nhiều phần mềm như hóa đơn điện tử, kế toán, kê khai thuế, giúp người dùng chỉ cần một thao tác để ký và phát hành hóa đơn, kê khai thuế giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
  • MISA eSign tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật châu Âu eIDAS và quản lý con người theo tiêu chuẩn ISO 27000. Đồng thời, MISA eSign luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực chữ ký số.

Với những ưu điểm và cam kết chất lượng như vậy, MISA eSign là một lựa chọn đáng tin cậy cho việc cung cấp chứng thư số và chữ ký số.