Kiến thức Chữ ký số công cộng là gì? Cách đăng ký CHI TIẾT

Chữ ký số công cộng là gì? Cách đăng ký CHI TIẾT

64
chữ ký số công cộng

Chữ ký số công cộng giúp cá nhân và doanh nghiệp giao dịch nhanh chóng, bảo mật trên môi trường số. Vậy chữ số công cộng là gì? Có giá trị pháp lý không? Xem ngay nội dung sau để biết chi tiết

1. Tổng quan về chữ ký số công cộng

1.1. Chữ ký số công cộng là gì?

Căn cứ theo đều 12, nghị định 23/2025/NĐ-CP có định nghĩa chữ ký số công cộng như sau:

Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng, được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng và đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử.

Cụ thể khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử có quy định chữ ký số là chữ ký điện tử đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây

  • Xác thực người ký và thể hiện sự đồng ý với nội dung văn bản.
  • Chỉ gắn với một thông điệp dữ liệu duy nhất và chịu sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
  • Phát hiện được mọi thay đổi sau khi ký.
  • Phải được chứng thực bởi chứng thư số hợp pháp từ tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng hoặc chuyên dùng.
  • Phương tiện tạo chữ ký số phải đảm bảo an toàn, dữ liệu không bị lộ và chỉ dùng một lần.

Bản chất của chữ ký số công cộng vẫn là chữ ký điện tử do đơn vị dịch vụ chứng thực số cung cấp cho một người dùng cụ thể.

1.2. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số công cộng

Sử dụng chữ ký số công cộng có thể mang lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho người dùng, chẳng hạn như:

  • Xác minh nguồn gốc: Hệ thống mật mã khóa công khai cho phép mã hóa văn bản sử dụng khóa riêng biệt chỉ người sở hữu khóa mới biết. Sau khi sử dụng khóa riêng biệt để mã hóa, ta thu được chữ ký số đảm bảo đầy đủ nguồn gốc thông tin người ký.
  • Bảo đảm tính toàn vẹn: Bất cứ lúc nào các văn bản, giấy tờ cần thay đổi thì việc mã hóa giúp văn bản được bảo mật khỏi sự can thiệp của bên ngoài.
  • Đảm bảo không thể phủ nhận: Trong một số giao dịch, một bên có thể chối chịu trách nhiệm về văn bản mình đã ký. Để phòng tránh tình huống này,các bên có thể yêu cầu cung cấp chữ ký số. Nếu có xung đột, chữ ký này có thể được dùng như bằng chứng trước bên thứ ba.
  • Tiết kiệm: Sử dụng chữ ký số làm tăng hiệu quả trong giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như giảm thiểu công việc hành chính và không cần đến việc in ấn.

Ngoài ra, sử dụng chữ ký số còn mang lại một quy trình làm việc hiệu quả, thông minh, bắt kịp xu hướng hiện đại hoá và sự phát triển mạnh của công nghệ.

2. Tính pháp lý của chữ ký số công cộng

Chữ ký số công cộng là một loại chữ ký điện tử có độ bảo mật cao và có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay truyền thống.

Cụ thể Điều 23, Luật giao dịch điện tử 2023 có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:

1. Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.

2. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

3. Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.

Chữ ký số công cộng là gì
Chữ ký số công cộng có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay

3. Các bước đăng ký chữ ký số công cộng 

Để đăng ký và sử dụng chữ ký số công cộng, cá nhân/tổ chức thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phù hợp
  • Bước 2: Liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ qua Hotline: 0904885833 hoặc đăng ký trực tiếp trên website.
  • Bước 3: Đơn vị cung cấp sẽ hướng dẫn cá nhân/tổ chức cung cấp hồ sơ tương ứng và tiến hành xác thực thông tin.
  • Bước 4: Đơn vị sẽ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo yêu cầu của khách hàng nếu hồ sơ đã chuẩn quy định pháp luật

4. Misa esign – Đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng được bộ TT&TT cấp phép

Lý do nên lựa chọn dịch vụ chứng thực chữ ký số tại MISA eSign

Sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số tại MISA eSign mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cá nhân và doanh nghiệp:

  • Được pháp luật công nhận và bảo vệ: MISA eSign là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được cấp phép, đảm bảo tính pháp lý cao trong mọi giao dịch điện tử.
  • Đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu: Văn bản ký điện tử qua MISA eSign được xác thực rõ ràng, có giá trị pháp lý và bảo mật tuyệt đối, đồng thời ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Người dùng có thể ký và gửi văn bản mọi lúc, mọi nơi mà không tốn kém chi phí in ấn, vận chuyển hoặc lưu trữ hồ sơ giấy.
  • Tăng tốc cơ hội kinh doanh: Khả năng ký kết hợp đồng nhanh chóng giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hợp tác, đặc biệt trong các giao dịch trực tuyến hoặc xuyên biên giới.
  • Chuyển giao dữ liệu linh hoạt: Hệ thống cho phép luân chuyển văn bản điện tử nhanh chóng, tiện lợi.
  • Lưu trữ điện tử an toàn: Toàn bộ thao tác và lịch sử giao dịch đều được ghi nhận và lưu trữ đầy đủ trên hệ thống điện tử.

Quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ chữ ký số tại MISA eSign

Chỉ với 3 bước đơn giản, người dùng có thể nhanh chóng sở hữu chữ ký số công cộng hợp pháp:

  • Bước 1: Gửi yêu cầu đăng ký dịch vụ
  • Bước 2: Cung cấp hồ sơ và xác thực thông tin: MISA eSign sẽ hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần thiết và thực hiện xác thực theo đúng quy định pháp luật.
  • Bước 3: Kích hoạt và cung cấp dịch vụ: Sau khi hồ sơ hợp lệ, MISA eSign sẽ tiến hành cấp phát và hướng dẫn sử dụng chữ ký số theo nhu cầu khách hàng.

Báo giá chữ ký số công cộng Misa eSign

báo giá chữ ký số công cộng MISA eSign

Lưu ý: Phí kích hoạt chứng thư số chỉ phải trả một lần khi thực hiện kích hoạt thuế bao.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây:

tư vấn miễn phí sử dụng chữ ký số