Kiến thức Thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp cần biết

Thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp cần biết

3467
thu tuc thanh lap cong ty

Không phải ai cũng nắm rõ những thủ tục thành lập doanh nghiệp, gây mất nhiều thời gian đi lại, chuẩn bị thủ tục nhưng vẫn xảy ra việc giấy tờ sai sót phải bổ sung nhiều lần gây bất tiện cho doanh nghiệp. Vì vậy, bài viết dưới đây của MISA meInvoice là hướng dẫn chi tiết từ A-Z mọi quy trình, thủ tục với 3 giai đoạn, 5 bước thành lập công ty mà doanh nghiệp cần biết…

thu tuc thanh lap cong ty

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra điều kiện & các giấy tờ thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ liên quan, thông tin thành lập công ty theo quy định

Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2021, bắt buộc phải có các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản có nội dung về Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • 04 bản sao kê CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu có công chứng của tất cả thành viên tham gia thành lập công ty lưu ý giấy tờ trên không được công chứng quá 3 tháng.

Đồng thời, doanh nghiệp cần kiểm tra điều kiện thành lập của công ty đã đúng và hợp lệ theo quy định chưa? Các điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Điều kiện về chủ thể doanh nghiệp
  • Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định của công ty
  • Điều kiện về người đại diện/ủy quyền của doanh nghiệp
  • Điều kiện khi đặt tên cho công ty
  • Điều kiện về trụ sở hoạt động chính của công ty
  • Điều kiên về ngành nghề công ty đăng ký kinh doanh

Giai đoạn 1 là bước khởi động song mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu không cẩn thận ở bước này có thể dẫn đến kéo dài thời gian xét duyệt do phải chỉnh sửa thông tin nhiều lần hoặc nặng hơn là dẫn đến sai phạm…

Giai đoạn 2: Lập hồ sơ đầy đủ, quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nộp hồ sơ

Ngoài các loại giấy tờ cố định, hồ sơ đăng ký thành lập công ty còn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được quy định: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, công ty Cổ phần, công ty hợp danh. Cụ thể hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 2021 chung mới nhất bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Văn bản dự thảo Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên mở công ty với các loại hình công ty TNHH 2 thành viên và danh sách cổ đông khi là Công ty Cổ phần
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ của thành viên mở công ty:
Đối tượng thành viên mở công ty Các loại giấy tờ yêu cầu
Cá nhân 04 bản sao kê CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu có công chứng của tất cả thành viên tham gia thành lập công ty,lưu ý giấy tờ trên không được công chứng quá 3 tháng.
Tổ chức
  • Bản sao có công chứng văn bản quyết định thành lập công ty, 
  • Tài liệu có giá trị tương tự với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 
  • Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc CCCD hợp lệ của người đại diện hoặc được uỷ quyền (kèm thêm văn bản ủy quyền)
Khác: Tổ chức nước ngoài Bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có sự công chứng của cơ quan chức năng (không quá 03 tháng)
  • Chứng chỉ hành nghề của các vị trí cao trong doanh nghiệp Pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề 
  • Giấy tờ vốn pháp định có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (chỉ áp dụng với doanh nghiệp mà Pháp luật yêu cầu phải có giấy tờ xác nhận)

Cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan trực thuộc trụ sở chính của doanh nghiệp với các cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp 01 bộ hồ sơ
  • Nộp hồ sơ qua mạng bằng cách tạo đăng nhập & tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia

thu tuc thanh lap doanh nghiep

Bước 3: Cơ quan thành lập doanh nghiệp xét duyệt và trả kết quả

Việc kiểm duyệt hồ sơ của Cơ quan trực thuộc sẽ diễn ra trong vòng 03 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ. Xảy ra 03 trường hợp sau:

  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hay còn thiếu thông tin: Sẽ có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa
  • Nếu hồ sơ của doanh nghiệp có vấn đề không thể chấp nhận thì sẽ có thông báo qua email 
  • Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Cơ quan đăng ký sẽ gửi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giai đoạn 3: Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp công ty

Bước 4: Lập tài khoản ngân hàng & con dấu doanh nghiệp

Sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tạo dấu công ty (có thể khắc nhiều hơn 01 con dấu khi có nhiều chi nhánh công ty) đồng thời thông báo về mẫu con dấu công ty lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Với giấy chứng nhận doanh nghiệp sao kê bản chính, con dấu công ty và thông báo con dấu, doanh nghiệp có thể mở tài khoản ngân hàng cho riêng công ty và thông báo số tài khoản lên cơ quan đăng ký thành lập.

Bước 5: Các vấn đề liên quan đến thuế sau đăng ký thành lập doanh nghiệp

Xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử với Ngân hàng và cơ quan thuế

Doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống nộp tờ khai lựa chọn ngân hàng cần nộp thuế điện tử, sau đó ra ngân hàng mình đã mở tài khoản bên trên làm hồ sơ đề nghị họ chấp nhận đăng ký thuế điện tử.

Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần đóng thuế môn bài theo đúng thời hạn (có thể đóng thuế bằng hình thức online kèm theo sử dụng chữ ký điện tử).

thu tuc thanh lap doanh nghiep
MISA là đơn vị tiên phong cung cấp chữ ký số từ xa đạt tiêu chuẩn eIDAS của châu Âu và được Bộ TT&TT cấp phép tại Việt Nam

>>>MISA được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa – Không cần USB Token

Thuế môn bài là một loại trực thu hàng năm, một mức định ngạch cho giấy phép kinh doanh hay còn gọi là môn bài của các doanh nghiệp. 

Nếu vốn điều lệ đăng ký của công ty trên 10 tỷ VNĐ thì thuế môn bài phải đóng là 3,000,000đ/năm; Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống thì thuế môn bài phải đóng là 2,000,000đ/năm.

Lưu ý: Năm đầu thành lập, công ty được miễn thuế môn bài nhưng vẫn cần phải kê khai thuế môn bài.

Doanh nghiệp đóng thuế môn bài bằng tài khoản ngân hàng công ty và phần mềm chữ ký điện tử (nếu chưa có chữ ký điện tử thì bắt buộc phải mua).

Tìm hiểu thêm về phần mềm chữ ký số MISA eSign ở đây.

Kê khai thuế ban đầu, Đề nghị và sử dụng hóa đơn VAT

Doanh nghiệp mới lập phải tiến hành khai thuế ban đầu và làm hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Sau khi được cơ quan thuế kiểm duyệt hồ sơ và cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được nhận kết quả chấp thuận hay từ chối.

Nếu được sự đồng ý, doanh nghiệp có thể tự in hoặc tiến hành đặt mua hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ).

thu tuc thanh lap doanh nghiep
Mẫu đề nghị mua hóa đơn đỏ tại CQT.

Nếu chưa được sự đồng ý mà doanh nghiệp cố tình mua ngoài hóa đơn GTGT có thể dẫn đến việc bị xử phạt hành chính cho đến cấm kinh doanh vĩnh viễn.

Quy trình mua hóa đơn GTGT tại Cơ quan thuế và xử lý sai phạm trong mua bán hóa đơn đỏ chi tiết tại đây.

Vậy việc thành lập công ty mới dựa trên những căn cứ pháp lý nào? Chi phí thành lập ra sao, hãy cùng MISA eSign tìm hiểu dưới đây.

Căn cứ pháp lý của việc thành lập một công ty mới

Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021

Luật doanh nghiệp 2020;

Chi phí đăng ký thành lập công ty có đắt đỏ không?

Nắm rõ chi phí đăng ký thành lập công ty là bước quan trọng trong sự chuẩn bị của doanh nghiệp mới. Chi phí đăng ký thành lập công ty gồm hai loại: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp và Phí cung cấp thông tin.

Phí Đăng ký thành lập Doanh nghiệp

Biểu phí đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu tái cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, nộp hồ sơ trực tiếp 100.000 đồng/ lần
Đăng ký thành lập hay thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu tái cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, nộp hồ sơ online  Miễn phí
Tái cấp hay yêu cầu chỉnh sửa nội dung Chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, nộp Hồ sơ trực tiếp 50.000 đồng/hồ sơ
Tái cấp hay yêu cầu chỉnh sửa nội dung Chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, nộp Hồ sơ online  Miễn Phí

Phí cung cấp thông tin cho doanh nghiệp có nhu cầu gồm các loại phí sau:

Phí cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp
  • Cung cấp thông tin chứng nhận đăng ký công ty 
  • Chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và trụ sở kinh doanh
20.000 đồng/bản
  • Cung cấp thông tin về Hồ sơ doanh nghiệp 
  • Báo cáo tài chính doanh nghiệp
40.000 đồng/bản
Thông tin về báo cáo tổng quan doanh nghiệp 150.000 đồng/báo cáo
Công bố thông tin doanh nghiệp  4.500.000 đồng/ tháng (trên 125 bản)
Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp 300.000 đồng/lần

Thành lập công ty mất bao lâu?

Theo thông thường, tổng thời gian trung bình để từ nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt đồng cho đến xuất hóa đơn GTGT cho khách hết khoảng 15-25 ngày làm việc.

03 ngày là thời gian quy định trả kết quả cấp phép. Thời gian liên quan đến làm con dấu doanh nghiệp từ 1-3 ngày. Tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có được xét duyệt qua các bước đã nêu nên có thể kéo dài số ngày.

Mong rằng bài viết trên của MISA eSign sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về quy trình, thủ tục thành lập một công ty mới. Cảm ơn đã đón xem!

Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí về chữ ký số MISA eSign xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký tại đây: